GRAB TIẾP TỤC GÂY SỐC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

GRAB TIẾP TỤC GÂY SỐC VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

Hầu hết chúng ta đều biết đến thương hiệu Grab, nổi tiếng là đơn vị kinh doanh thành công trên mọi mặt trận: vận chuyển hành khách, giao nhận hàng hoá, ship đồ ăn nước uống.
Để tạo nên sự thành công có tiếng tăm vang dội này, Grab đã rất tài giỏi trong việc thấu hiểu hành vi người tiêu dùng và thường xuyên đình đám trên các trang mạng với các cải tiến mới.

Việc này thì có liên quan gì đến một ông chủ thương hiệu tại Việt Nam? Có đấy, rất liên quan. Là một chủ thương hiệu chắc hẳn bạn cũng mong muốn mình phát triển mạnh giống như Grab, và một trong những cách chạm tới thành công nhanh đó là xem các ông lớn có những tuyệt chiêu gì hay và tìm cách học theo.

Grab-gay-soc-sau-khi-nghien-cuu-hanh-vi-nguoi-tieu-dung

Grab gây sốc sau khi nghiên cứu hành vi người tiêu dùng

Trong kinh doanh, việc thấu hiểu, nghiên cứu và phân tích hành vi người tiêu dùng là việc siêu quan trọng giống như việc một đám cưới tất nhiên phải có sự xuất hiện của cô dâu và chú rể vậy.

1. Hành vi người tiêu dùng là gì?
Hành vi người tiêu dùng là tổng hợp các hành động, suy nghĩ, đánh giá, lựa chọn, cân nhắc trong quá trình hình thành nhu cầu, đặt mua và sử dụng sản phẩm.

2. Tại sao bạn cần nghiên cứu hành vi người tiêu dùng?
Chính vì hành vi người tiêu dùng ảnh hưởng trực tiếp đến việc người tiêu dùng có sử dụng sản phẩm của bạn hay sử dụng sản phẩm của đối thủ. Nên bạn cần phải nghiên cứu hành vi người tiêu dùng để đề ra các phương án marketing và kế hoạch kinh doanh thoả mãn được hành vi của họ ngay lúc đó.

Quay trở lại với ví dụ về hành vi người tiêu dùng ở Grab, Grab đã nghiên cứu rất kỹ về hành vi người tiêu dùng. Cho đến khi chuẩn bị tung ra tính năng mới: “Chuyến xe yên lặng” cũng nhằm đáp ứng hành vi người tiêu dùng mong muốn.

Có thể có nhiều ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với trải nghiệm mới này. Tuy nhiên đối với một người chủ doanh nghiệp, đây là điều để bạn đáng học hỏi từ thương hiệu đình đám này.

3. Mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler
Điều tôi sắp chia sẻ sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn khái quát về hành vi người tiêu dùng. Phải nói lời cảm ơn sâu sắc đến Philip Kotler đã mô phỏng lại rất đầy đủ và chi tiết từng bước trong quá trình từ lúc xuất hiện nhu cầu đến khi mua hàng, người tiêu dùng đã hình thành hành vi trong từng giai đoạn như thế nào.

Tôi đảm bảo bạn sẽ thốt lên vì sung sướng khi đọc những điều sau đây.
Hành vi người tiêu dùng sẽ lần lượt theo các giai đoạn:

– Nhận thức nhu cầu:
Người tiêu dùng đầu tiên sẽ xuất hiện nhận thức nhu cầu từ 2 yếu tố: do tác động bên trong, họ cảm thấy bản thân chưa đủ đầy ở một nhu cầu nào đó hoặc từ yếu tố tác động bên ngoài (nhìn thấy ở người khác và nhận ra bản thân phát sinh thêm nhu cầu)

– Tìm kiếm thông tin
Sau khi phát sinh nhu cầu, người tiêu dùng sẽ có hành vi tìm kiếm thông tin từ các kênh thông tin như mạng xã hội, google, facebook, tiktok, qua người quen bạn bè người thân,…

– Đánh giá các phương án:
Sau khi thu thập được thông tin tương đối đầy đủ họ sẽ bắt đầu đánh giá các phương án về chất lượng, giá cả, uy tín, khuyến mãi, cảm xúc, sự tin tưởng,…

– Quyết định mua
Họ sẽ đưa ra quyết định mua ở đâu, mua bao nhiêu và mua với hình thức nào,…

– Hành vi sau mua
Sau khi mua hàng và trải nghiệm sản phẩm, hành vi tiếp theo của người tiêu dùng là đánh giá mức độ hài lòng. Nếu hài lòng họ sẽ sử dụng tiếp lần sau và có thể chia sẻ giới thiệu cho bạn bè người thân. Nếu không hài lòng họ sẽ không sử dụng tiếp, có thể chia sẻ trải nghiệm không hài lòng và sẽ đánh giá tệ cho thương hiệu vừa mua.

Trên đây là chia sẻ cực hay về hành vi người tiêu dùng và ví dụ sinh động về nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Grab. Bạn cũng đã hiểu thêm về mô hình hành vi người tiêu dùng của Philip Kotler.
Chúc bạn áp dụng được những điều thú vị này vào doanh nghiệp của mình, có kết quả đừng quên chia sẻ cho Huệ Nguyễn cùng vui nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *